5 dấu hiệu cảnh báo nhân viên nhà hàng gian lận

  • 23/06/20 14:08

Nhân viên nhà hàng gian lận trong quá trình phục vụ luôn là vấn đề đau đầu của người quản lý. Theo thống kế thì có khoảng 75% nhân viên đã gian lận một lần và khoảng 38% gian lận ít nhất hai lần. Mức thiệt hại ước tính là con số rất lớn, thậm chí nó còn gây ra hậu quả như đóng cửa nhà hàng do kinh doanh nhà hàng không có lợi nhuận.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo nhân viên nhà hàng gian lận mà các nhà quản lý cần nắm bắt được:

Bất ngờ thay đổi trong lối sống

 

Bất ngờ thay đổi trong lối sống

Những nhân viên nhà hàng gian lận thường có những dấu hiệu bất thường trong cuộc sống. Nếu trước kia, với mức lương hiện tại họ chỉ đủ chi trả cuộc sống cho bản thân như: trả tiền nhà, tiền sinh hoạt hàng tháng.

Ngược lại, vẫn với mức lương đó, họ thường xuyên mua sắm những món đồ đắt tiền thì lúc này nhà quản lý cần quan sát thật kỹ xem họ có để lại điều gì không ổn trong nhà hàng.

Ngoài ra, họ thường lảng tránh ánh mắt của người quản lý hay thi thoảng có người hỏi những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tiền thì họ tỏ ra lo lắng, sợ hãi.

Thay đổi thời gian làm việc liên tục

Thông thường tại các nhà hàng thì nhân viên sẽ đăng ký thời gian làm việc cố định với nhà quản lý để có thể đảm bảo hiệu suất công việc. Tuy nhiên, họ vẫn có thể linh động đổi ca cho nhau nếu có việc bận đột xuất.

Lúc này nhiều nhân viên sẽ lợi dụng điểm này để có thể thực hiện hành vi gian lận của mình vào thời gian thuận tiện nhất như: nhà quản lý không có mặt ở nhà hàng, thời điểm nhà hàng đông khách khó kiểm soát, v…v…

Đặc biệt, họ có thể thay đổi thời gian làm việc để có thể liên kết với một nhân viên khác gian lận. Do đó, nếu một nhân viên thường xuyên thay đổi thời gian làm việc của mình thì nhà quản lý hãy theo dõi sát sao thông qua camera hoặc trực tiếp xem họ có làm gì bất thường hay không?

Kết bạn thân thiết với một nhà cung cấp

 

Trên thực tế, vấn đề làm việc với nhà cung cấp thường là các nhân viên thu mua hoặc ở quầy bếp. Họ lợi dụng việc được nhà quản lý tin tưởng nên đã kết bạn thân thiết với nhà cung cấp để đưa các nguyên vật liệu kém chất lượng vào nhà hàng.

Lúc này, nguyên vật liệu sẽ nhanh bị hỏng hoặc làm ra những món ăn kém chất lượng, khiến cho chi phí tại nhà hàng tăng lên hoặc làm khách hàng bực bội vì món ăn “không ra gì”. Họ có thể kể với bạn bè, người thân về chất lượng món ăn kém, việc này sẽ dẫn đến hình ảnh nhà hàng bị xấu đi.

Do vậy, nếu thấy nhân viên nhà hàng có thân thiết, thường xuyên liên lạc, nhận quà từ nhà cung cấp thì hãy để ý và quản lý nguyên vật liệu thật chặt chẽ.

Nguyên vật liệu trong kho thường xuyên biến mất

Vấn đề quản lý kho luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Rất nhiều chủ nhà hàng luôn phải đau đầu vì nguyên vật liệu trong kho thường xuyên bị mất và không khớp với số liệu trong phần mềm bán hàng.

Nguyên nhân một phần nằm ở những người nhân viên của chính nhà hàng. Khi nhà quản lý không ở đó, nhân viên lấy đồ ăn đó nấu nướng hoặc pha chế mà không tính tiền.

Để kiểm soát kho chặt chẽ, các nhà hàng có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng iPOS quản lý số lượng nguyên vật liệu nhập, xuất và còn trong kho.

Có sự chênh lệch doanh thu giữa báo cáo và thực tế

 

Có sự chênh lệch doanh thu giữa báo cáo và thực tế

Một trường hợp khác cảnh báo nhân viên nhà hàng gian lận chính là doanh thu trong báo cáo trên phần mềm và thực tế không trùng khớp nhau. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là có nhân viên gian lận trong lúc bán hàng mà nhà quản lý chỉ có thể phát hiện ra sau mỗi cuối buổi.

Lúc này, nhà quản lý có thể kiểm tra lịch làm việc của nhân viên xem ai là người bán hàng và có thể hỏi họ xem tại sao lại có sự chênh lệch doanh thu.

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề này nhà quản lý cũng có thể  phân quyền cho nhân viên, những nhân viên nào có quyền được bỏ món, chỉnh hóa đơn, v…v… những nhân viên nào chỉ được phép order.

 

Sưu tầm