Đừng trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, không ít doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đã xin dừng cuộc chơi khi không thể vượt qua sức nặng của những khoàn tài chính. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay cũng không khá hơn bao nhiêu, nếu giai đoạn khó khăn này tiếp tục kéo dài thì tương lai ngành F&B trong năm 2020 thật thật đen tối.
Dù vậy, bạn không cần phải quá lo lắng, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp F&B đều đang bắt đầu chuyển dịch mô hình sang mô hình kinh doanh trực tuyến, đó mới chỉ là sự khởi đầu của sự cạnh tranh.
Nhưng để bước sang hẳn sân chơi của kinh doanh trực tuyến thì không phải ai cũng làm tốt, rất cần có sự chuẩn bị tốt với những lưu ý dưới đây.
1.Thiếu kinh nghiệm
Trong kinh doanh online bạn cần thiết phài có một số kinh nghiệm quan trọng như:
– Là cách thức tiếp cận khách hàng
– Là cách để tạo ra những nội dung tiếp thị có sức hút với khách hàng của bạn
– Là cách nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng cho cửa hàng của bạn, cho mặt hàng bạn đang kinh doanh
– Là cách thức để lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho việc phát triển bán hàng trực tuyến vì thực tế không nhứ chúng ta tưởng tượng, có những mặt hàng bán trực tiếp rất tốt nhưng khi chuyển qua kênh bán hàng online lại không được khách hàng đón nhận.
Tuy nhiên, với một lĩnh vực mới hoàn toàn thì không thể có kinh nghiệm ngay được, bắt buộc chúng ta phải đánh đổi bằng thời gian, quá trình học hỏi và vì thế đây chính là một trong những khó khăn mà chúng ta gặp phải khi bắt đầu chuyển qua kênh bán hàng trực tuyến.
2. Quản lý bán hàng để tăng thị phần
Thị trường bán đồ ăn trực tuyến ngày càng xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp mới do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chính vì vậy thị phần ngày càng bị thu hẹp. Bạn muốn tăng thị phần cho công ty của mình thì cần phải có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Đây là một cách tốt nhưng khó có để thực hiện triệt để và hiệu quả khi mà điều quan trọng bây giờ là tối ưu nhân sự để hạn chế chi phí. Vì vậy bạn nên tối ưu quá trình bán hàng của doanh nghiệp.
Nên bổ sung thêm những chính sách ưu đãi mới và tập trung vào chất lượng của sản phẩm khi giao đến tay khách hàng. Có như vậy bạn mới thu hút được khách hàng mới và duy trì được khách hàng hiện tại của cửa hàng.
Đừng cố gắng mở rộng thị phần khi chưa chắc chắn. Trước khi nắm chắc được khách hàng hiện tại của mình thì bạn cần phải chăm sóc họ. Đừng để khách hàng đi tìm các nhà cung cấp khác, tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn thì mới tìm cách giữ chân họ lại. Bởi việc này sẽ khiến bạn tốn kém chi phí gấp 3 lần so với chăm sóc các khách hàng hiện tại.
3. Củng cố lòng tin của khách hàng
Trong việc xây dựng niềm tin của khách hàng doanh nghiệp cần phải phân tích ba vấn đề như sau:
– Kinh doanh thì phải có niềm tin của khách hàng hiện tại
– Chiếm được lòng tin của khách hàng mới
– Duy trì niềm tin của những khách hàng đang có ý định rời bỏ thương hiệu
Là một chủ doanh nghiệp F&B, bạn nên có một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những khó khăn những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải để giải quyết nhanh chóng. Bạn cũng đừng quên phải học hỏi để nâng cao kiến thức. Có như vậy thì bạn mới đưa ra những chương trình chăm sóc khách hàng hiệu quả cho khách hàng của bạn.
Trong kinh doanh thì nên chia khu vực bán hàng theo ngành không nên chia theo vùng hoặc là chia theo địa lý. Chia theo ngành thì sẽ giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn. Chăm sóc khách hàng có nghĩa là phải hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ.
Hiểu được khách hàng thì mới biết cách làm thế nào để bán được hàng cho họ họ và khiến họ quay trở lại đặt hàng trong những lần tiếp theo. Bằng cách thay đổi này các nhân viên của bạn sẽ tìm ra cách giải quyết các vấn đề khó khăn chứ không phải ngồi một chỗ để chờ đợi như trước kia.
4. Quản lý bán hàng để tăng lợi nhuận
Bất cứ khách hàng nào cũng vậy, họ đều có một mong muốn giống nhau đó là được chiết khấu khi mua hàng. Nhưng những người bán hàng thành công lại là những người không bao giờ chiết khấu cho khách hàng.
Thay vào đó họ thường chăm sóc khách hàng tốt hơn và đưa ra những ưu đãi khi mua hàng. Họ sẽ khiến khách hàng không còn thói quen yêu cầu chiết khấu mặc dù mức giá có cao hơn một chút.
Bằng cách này bạn sẽ tạo ra được lợi nhuận lớn hơn, việc này giúp bạn duy trì việc kinh doanh, giúp bạn đưa ra những chương trình mới để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Và cũng giúp bạn duy trì được lượng khách hàng cũ.
5. Giảm bớt các bước trong quy trình bán hàng
Để giảm bớt các bước trong quy trình bán hàng thì cần phải biết cách tách được những khách hàng không có nhu cầu ra khỏi danh sách đơn hàng. Nhân viên bán hàng nên có chế độ đo lường riêng, ví dụ như đo lường theo doanh số để tạo động lực cho họ làm việc.
Đây cũng là cách giúp các doanh nghiệp giảm bớt quy trình bán hàng. Những nhà quản lý bán hàng giỏi sẽ dành nhiều thời gian để kiểm tra tỉ lệ chốt đơn hàng. Họ cũng cần phải kiểm tra xem có bao nhiêu đơn hàng còn chưa chốt được.
Và tất nhiên họ cũng cần phải xem xét lại mức lỗ tìm hiểu nguyên nhân tại sao cửa hàng trực tuyến không bán được hàng để đưa ra sự điều chỉnh.
* Sưu tầm