Cà phê – Tạo thương hiệu và bán lẻ

  • 06/06/20 13:51

Nam sau bao nhiêu năm có một VẤN NẠN tư duy đầu tư SAI rất lớn. Đó chính là: “Cứ có tiền là cho ra đời một thương hiệu café giống “gà đẻ trứng” nhưng lại thiếu cả kiến thức marketing (rất rộng, bao gồm cả tạo & xây dựng thương hiệu), kiến thức về sản phẩm café mình tạo ra, và cả ngân sách xây dựng một thương hiệu”.

Tôi huấn luyện nghề café chất lượng cao nhưng luôn mở bài khóa học bằng các khái niệm Marketing căn bản nhất cho học viên biết thị trường mình đang làm là gì.

Quanh năm, ai cũng hỏi chị mở chuỗi café thế này được không, em muốn quán phong cách như quán XYA đó đó?!!! Mà không thấy ai hỏi, thị trường CAFÉ chất lượng cao lớn thế nào? Bao nhiêu năm đủ lợi nhuận để tồn tại, bán sản phẩm café loại gì?, Bán cho ai? Chất lượng ra sao? Sẽ được khoảng bao nhiêu khách, tính ra bao nhiêu ly 1 ngày?

Sự thật là “Mở & Dọn” vô cùng nhiều!!!

Câu trả lời đơn giản là HÃY ĐỂ DÀNH TIỀN ĐI HỌC trước khi muốn tạo ra bất kỳ thương hiệu THỰC SỰ LÂU DÀI, BỀN VỮNG & CHUYÊN NGHIỆP để có kiến thức đúng và đủ. Kiến thức giúp ta giảm rất nhiều sự mất mát tiền bạc & thời gian!

Và kiến thức giúp chúng ta bớt ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH.

Trước đây khi quản lý 1 vài thương hiệu (đã tạo dựng ổn định có khách trong thị trường) tôi có 1 đống thứ phải làm hàng tháng & theo dõi sức khỏe thương hiệu liên tục để đảm bảo sự phát triển bền vững & giá trị mang đến cho khách hàng có hiệu quả hay không?

Hôm nay, tôi nói về bước đầu tiên trong việc quyết định tạo ra 1 thương hiệu trước, là bước NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG (Market Research) để quyết định ĐÚNG để dấn thân đầu tư vào thị trường bán lẻ café một cách tự tin. Các bài sau sẽ nói về kỹ thuật và các hoạt động tạo ra 1 thương hiệu (Brand) Café.

MARKET CENSUS

Nôm na gọi là thăm dò thị trường. Đọc các bài viết trên báo đài, nói về ngành chúng ta đang có ý định làm, sẽ cho chúng ta câu trả lời cho vài câu hỏi như: thị trường café chất lượng cao (CLC) hoặc đặc sản này có lớn hay không, bao nhiêu dân số Việt Nam uống café loại này, riêng TP. HCM là bao nhiêu người, có bao nhiêu loại khách trong nhóm người uống café (phân khúc thị trường), xu hướng sắp tới nhóm này phát triển thế nào về việc uống café CLC, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong khu vực mình cần mở quán này, mỗi năm thị trường café CLC này tăng trưởng bao nhiêu %?

 

Đọc báo đài nhiều và tính toán ra được lượng khách đúng phân khúc khách mình muốn, hiểu rõ sản phẩm đối thủ và thế mạnh của mình tại khu vực, thành phố mình mở quán là mục tiêu của bước này.

USAGE & BEHAVIOR ANALYSIS

Là phân tích thái độ và hành vi của khách (người uống café). Bao nhiêu người uống café, độ tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu, bao nhiêu % uống Espresso, bao nhiêu % uống Pour-Over và các món café khác, bao nhiêu lâu đi uống café một lần, có phải lần nào họ cũng uống café, uống với ai, uống espresso thích hương vị profile gì, uống pour thích hương vị profile nào, ngoài café học còn thích quán có thêm những yếu tố nào…

Từ đó bạn thiết kế được Consumer Profile, chân dung khách hàng mục tiêu mà thương hiệu bạn mong muốn, ví dụ: khách hàng của thương hiệu tôi họ là Nam, tuổi 35-45, chững chạc thành đạt, dân văn phòng, uống café espresso rất nhanh, cần cái tinh khiết, ngon ngọt & sự tỉnh táo do café mang lại, mỗi sáng hoặc ít nhất mỗi ngày cần 1 cốc espresso và đôi khi chút bánh ngọt, họ không quan trọng quán đẹp và uống với ai, họ thích ngồi quầy bar, hỏi thăm về cà rang, hương vị khi rãnh rỗi để đánh giá chất lượng… bạn đã viết ra những điều này cho quán của bạn chưa?

Nên nhớ một trong các quy luật bất biến của làm thương hiệu là “SACRIFY” – Hi Sinh, không tham lam, chọn một phân khúc khách hàng và phục vụ cho tốt phân khúc đó, bạn sẽ thành công.

PRODUCT CONCEPT TEST

Gọi là kiểm tra ý tưởng sản phẩm (trước khi cho ra lò). Và đây là bước đầu tiên, quan trọng nhất, tạo ra cái P đầu tiên đặt nền móng cho một thương hiệu trong 4 cái P căn bản nhất của người làm tiếp thị thương hiệu Marketers.

Ví dụ: có 1 quán café specialty bán 100% café loại Arabica cho người Việt Nam mà gần như 100% uống Robusta, đây có phải là ý tưởng “Lội Ngược Dòng”, điên rồ? hay anh chủ quán đã đọc cuốn “Khác Biệt hay là Chết của các bậc thầy marketing thế giới”?

Tất cả đều là hương vị sản phẩm vì café là 1 món ẩm thực thực thế giới.

Thế giới & Việt Nam chúng ta có vài loại nguyên liệu cà phê nhân xanh (Arabica, Robusta, Catimor…) chế biến theo nhiều loại (Ướt, Honey, Natural), mỗi loại có đặc tính riêng để chúng ta rang (Roast), phối trộn (Blend) tạo ra 1 profile hương vị riêng cho mỗi chuỗi quán, vậy chúng ta đang bán café có Profile hương vị thế nào?

 

Đây ít nhất là 1 trong 3 điều tiên quyết, đầu tiên người mở quán nên hỏi mình và tự tìm lời giải đáp qua trường lớp, kinh nghiệm. Mình hiểu nghề, làm ra đúng sản phẩm chất lượng, biết đánh giá nó ổn chưa để mang đi cho khách ĐÚNG đối tương thử sản phẩm mình & ghi nhận phản hồi để bổ sung chỉnh sửa.

Nếu Concept (ý tưởng sản phẩm) đó phù hợp đa số, ai cũng hài lòng hương vị và khác với các quán khác, thì chúng ta tự tin đi tiếp. Và việc này phải làm đúng và cần làm liên tục để gia tăng sự đa dạng sản phẩm.

Điều QUAN NGẠI nhất là nhà đầu tư hoặc chủ quán không hiểu biết được sản phẩm café của mình đang đi theo hướng nào và có chất lượng như thế nào…

(Còn tiếp…)

Nguồn: Phan Anh Tuấn – Founder The Coffaholic Roastery