Các mô hình Online Food Delivery ở Việt Nam

  • 05/06/20 14:46

Restaurant Online Menu (KFC, Mc Donald, Domino)

Khái niệm: Là những nhà hàng truyền thống sẵn có, đang hoạt động trên thị trường Offline, đăng tải menu của mình lên internet qua các kênh như website, mạng xã hội. Những nhà hàng này sẽ hoạt động độc lập, tự vận hành sản phẩm và dịch vụ của mình và xem online là một kênh tăng thêm chứ không phải kênh chính, doanh thu chủ yếu vẫn đến từ offline.

Hình thức kết nối: B2C – từ Restaurant đến Customer

Điểm mạnh: Kiểm soát tốt chất lượng món ăn, dịch vụ, không chịu thêm các chi phí từ đối tác trung gian.

Điểm yếu: Bị hạn chế về độ đa dạng lựa chọn, phụ thuộc vào concept của mô hình offline, không tối ưu hóa được cho mô hình online.

Xu hướng: Gia tăng tập trung đầu tư thêm mảng kinh doanh online, thiết kế lại quy trình và menu phù hợp để khai thác sâu hơn thị phần trên internet. Các nhà hàng truyền thống sẽ chạy song song 2 mô hình online và offline nhưng hoàn toàn tách biệt với nhau.

Super app (Grab, Go, Shopee)

Siêu ứng dụng Grab

Khái niệm: Là các siêu ứng dụng cung cấp hầu hết các dịch vụ thiết yếu cho mọi người trong xã hội mà hiển nhiên trong đó không thể thiếu dịch vụ ăn uống. Các app này hoạt động dựa vào xương sống là hệ sinh thái đối tác giao nhận.

Hình thức kết nối: B2P2C – từ Platform đến Partner đến Customer

Điểm mạnh: Tạo ra sự tiện lợi đặc biệt cho người dùng khi đưa ra các dịch vụ bao vây cuộc sống hàng ngày, khiến người dùng luôn sử dụng dịch vụ cho các nhu cầu thiết yếu của họ. Các siêu ứng dụng luôn khiến người dùng dính chặt với chiếc điện thoại thông minh cùng các dịch vụ của họ, mật độ sử dụng mỗi ngày là cực kì cao và hoạt động trơn tru nhờ số lượng đối tác giao nhận rất đông.

Điểm yếu: Rất khó đồng bộ và kiểm soát chất lượng các dịch vụ, nếu có sự cố xảy ra từ 1 trong những dịch vụ của hệ sinh thái, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thương hiệu chung, dễ gây ra khủng hoảng.

Xu hướng: Tích hợp thêm càng ngày càng nhiều dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu “1 app for all”

Food delivery app (Now, Baemin)

Khái niệm: Là các ứng dụng tương tự như các siêu ứng dụng được rút gọn, khác biệt ở đây là chỉ tập trung duy nhất vào dịch vụ ăn uống chứ không đa dạng dịch vụ như super app. Mô hình này cũng dựa vào đội ngũ đối tác giao nhận làm xương sống vận hành.

Hình thức kết nối: B2P2C – từ Platform đến Partner đến Customer

Điểm mạnh: Chỉ tập trung duy nhất vào dịch vụ ăn uống nên đáp ứng đúng nhu cầu, hiểu rõ insight của thực khách. Mang lại nhiều lựa chọn ẩm thực đa dạng.

Điểm yếu: Bộ máy vận hành hợp tác với đối tác cồng kềnh, khó đảm bảo chất lượng dịch vụ, khó xử lí vấn đề khi có sự cố xảy ra vì trách nhiệm giữa các bên không rõ ràng giữa người nấu, người giao và người ăn.

Xu hướng: Triển khai các hình thức hợp tác độc quyền với đối tác, xây dựng các bộ công cụ chuyên môn sâu dành riêng cho dịch vụ ăn uống.

Restaurant marketplace (Vnmm, Foody)

Restaurant market place Foody.

Khái niệm: Là mô hình tập trung các nhà hàng, menu về một nơi để liệt kê lên internet, giúp thực khách có nhiều lựa chọn hơn từ những thương hiệu ăn uống mà họ yêu thích, tiện lợi hơn khi lựa chọn. Mô hình này lấy tập thể các đối tác nhà hàng, bếp nấu làm xương sống vận hành. Platform không cung cấp dịch vụ giao nhận.

Hình thức kết nối: B2P2C – từ Platform đến Partner đến Customer

Điểm mạnh: Vận hành tinh gọn, ít trách nhiệm, ít tham gia vào trải nghiệm dịch vụ, ít phải xử lí vấn đề phát sinh, tập trung vào việc tối ưu khả năng tiếp cận của thực khách với thương hiệu ăn uống.

Điểm yếu: Không tạo được sự gắn kết hợp tác lâu bền với đối tác nhà hàng, không nắm được chất lượng dịch vụ và sản phẩm, không nắm được quy trình vận hành cung cấp trải nghiệm đến thực khách. Khó mở rộng quy mô và không tối ưu hóa được hiệu quả hợp tác.

Xu hướng: Tăng cường khả năng tương tác và kiểm soát chất lượng từ các đối tác nhà hàng. Phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ vận hành để kết hợp với các đối tác nhà hàng.

AirKitchen platform (NiceMeal)

Mô hình air kitchen Nice Meal

Mô hình air kitchen Nice Meal trên Vietnammm.

Khái niệm: Là hệ thống vận hành song song với các bếp sở hữu thương hiệu nhà hàng online (AirKitchen). Hiện nay đa phần các bếp hợp tác với super app hoặc food delivery app chứ chưa có công cụ vận hành riêng. Xương sống vận hành tập trung ở sức mạnh cộng đồng đối tác AirKitchen.

Hình thức kết nối: B2P2C – từ Platform đến Kitchen đến Customer

Điểm mạnh: Tối ưu hóa các chi phí so với nhà hàng offline kiểu cũ (nhất là chi phí mặt bằng). Hoàn toàn phù hợp với hành vi ăn uống online của khách hàng hiện nay. Linh hoạt trong việc mở rộng và phát triển, có nhiều khả năng đa dạng hóa phân khúc khách hàng. Tập trung chuyên môn sâu trong việc đảm bảo chất lượng món ăn và dịch vụ online.

Điểm yếu: Mất lợi thế định vị thương hiệu và tiếp cận khách hàng ở kênh offline. Bị động trong kinh doanh nếu hoạt động dựa vào hệ sinh thái của các app. Dễ gặp rủi ro nếu chiến lược kinh doanh của các app đối tác thay đổi và không phù hợp với mình.

Xu hướng: Xây dựng các menu đa dạng lựa chọn, phát triển các cộng đồng AirKitchen để tối ưu hóa vận hành, tạo ra các kênh tương tác và kênh phân phối riêng để chủ động phát triển kinh doanh, xây dựng đội ngũ nhân sự hậu cần riêng cho hệ sinh thái, hoàn thiện chuỗi cung ứng phù hợp dành riêng cho mô hình.

Kết luận

Như vậy, chúng ta có thể thấy được là ngành F&B đang thay da đổi thịt một cách hết sức mạnh mẽ. Với sự khai phá thần tốc trên thị trường internet, không chỉ tại VN mà là xu thế toàn cầu ngay tại thời điểm này.

Mình đã chuẩn bị và trả giá cho sự khởi đầu này suốt những năm qua và đang rất sẵn sàng ra khơi, welcome mọi người cho 1 hành trình 30 năm tiếp theo đi đến tương lai của 1 kỉ nguyên mới dành cho ngành F&B.

Chém thoải mái, share vô tư nha mọi người.

~ T.B.M ~
Tiny.Giant