Mở nhà hàng là một việc tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ tốn ít hơn. Vậy mở nhà hàng cần những gì để có một khởi đầu thuận lợi, thì những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm chắc thành công trong lĩnh vực kinh doanh này.
1. Lựa chọn mô hình kinh doanh
Nếu đã có ý định mở kinh doanh nhà hàng, điều quan trọng đầu tiên bạn phải xác định rõ mô hình kinh doanh của nhà hàng mình là gì, sau đó bạn có thể sáng tạo và đưa ra những ý tưởng ăn uống độc đáo mới lạ để thu hút khách hàng. Bạn muốn mở một nhà hàng cao cấp hay nhà hàng tầm trung, có rất nhiều các ý tưởng kinh doanh cho bạn như nhà hàng sang trọng, buffet, nhà hàng tiệc cưới, bình dân, thức ăn nhanh,… Bạn dự định sẽ phục vụ những món ăn gì, ví dụ như món Việt, món Hàn Quốc, hay món Pháp. Việc định hình phong cách ngay từ đầu sẽ giúp bạn có hướng đi đúng đắn trong kinh doanh.
2. Nghiên cứu thị trường – Xác định khách hàng mục tiêu
Sau khi lựa chọn được mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp, bước tiếp theo khi quyết định mở nhà hàng cần tìm hiểu thật kỹ về khách hàng mục tiêu của mình. Họ sẽ là những người đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho nhà hàng. Tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu cần hướng đến nằm trong độ tuổi như thế nào, thu nhập ra sao, sở thích và thói quen ăn uống của họ là gì. .
Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường cũng là một bước không thể thiếu cho câu hỏi “mở nhà hàng cần những gì?”. Hãy tìm hiểu thật kỹ nhu cầu thực tế của khách hàng mà bạn hướng đến, đồng thời liệt kê thêm danh sách các đối thủ cạnh tranh với mình.
3. Chi phí mở nhà hàng
Bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng cụ thể thì mới có thể thuyết phục được nhà đầu tư.
Ngoài ra, bạn nên lập một bảng dự tính các chi phí cần mở nhà hàng là bao nhiêu, Thời gian đầu, hoạt động kinh doanh có thể sẽ chưa được thuận lợi, vậy nên bạn cần lập bảng dự tính đó để có thể chi tiêu hợp lý nhất trong giai đoạn này.
4. Chọn vị trí mở nhà hàng
Các yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý khi chọn địa điểm mở nhà hàng là khu vực tập hợp được các khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến, có vị trí giao thông thuận lợi cho việc đi lại, khu vực đông dân cư,,… Đây sẽ là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của nhà hàng.
5. Đăng ký các giấy phép kinh doanh
Khi mở nhà hàng bạn sẽ cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh, xin đầy đủ các loại giấy phép theo quy định của pháp luật, cụ thể là các chứng chỉ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về các quy định của địa phương để thực hiện đầy đủ các thủ tục và giấy tờ liên quan, tránh những rắc rối không đáng có.
6. Lựa chọn phong cách thiết kế cho nhà hàng
Thị trường cạnh tranh cao đòi hỏi việc khi mở nhà hàng bạn cần phải có một phong cách thiết kế thật độc đáo và ấn tượng. Không gian nhà hàng phải được phân chia hợp lý, tận dụng tối đa công năng của từng khu vực. Một nhà hàng có thể sẽ có nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng bạn cần đảm bảo phong cách đó mang đến sự thoải mái cho khách hàng.
7. Mua sắm dụng cụ, trang thiết bị cho nhà hàng
Sau khi đã có địa điểm phù hợp, bạn cần lên danh sách các thiết bị cần thiết cho nhà hàng. Bởi đây là các yếu tố không thể thiếu khi mở nhà hàng.
Bạn cần ước lượng được lượng khách tối đa mà nhà hàng có thể phục vụ trong ngày để tính toán được những thiết bị cần thiết, không bị dư thừa.
Những trang thiết bị, vật dụng cơ bản thường là bộ thiết bị, phần mềm quản lý bán hàng, bàn ghế, tủ lạnh, tủ đông,…
8. Thiết kế menu phù hợp với phong cách nhà hàng
Thiết kế một menu cần tạo được sự thu hút với khách hàng là điều cơ bản nhất. Hình ảnh minh hoạ phải phong phú, sinh động, bố trí theo một bố cục rõ ràng, dễ đọc.
- Thực đơn độc đáo, phù hợp với khách hàng mục tiêu, tạo sự khác biệt thu hút thực khách
- Bắt kịp xu hướng các nhà hàng, quán ăn hiện nay nhưng vẫn giữ được chất riêng biệt của nhà hàng
- Chi phí món ăn đảm bảo cân bằng giữa giá bán và chi phí nguyên liệu
- Thiết kế menu hấp dẫn, nổi bật được những món ăn đặc sắc của nhà hàng
9. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm uy tín
Tìm các nhà cung cấp thực phẩm sạch, có uy tín phù hợp với nhu cầu của nhà hàng và đặc biệt là có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì nếu chọn nhà cung cấp nguyên liệu không phù hợp sẽ làm cho chất lượng món ăn không đảm bảo, khách hàng sẽ không hài lòng về bữa ăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của nhà hàng.
10 Lập kế hoạch tuyển và đào tạo nhân sự
Bạn cần tuyển chọn cho thật kỹ lưỡng các quản lý, nhân viên vì họ là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hằng ngày, và cũng được coi là bộ mặt của nhà hàng. Vì nếu chỉ cần sai sót trong việc tuyển dụng, nhân viên của bạn có thể sẽ làm danh tiếng của quán đi xuống ngay lập tức.
11. Kế hoạch quảng cáo, marketing cho nhà hàng
Kế hoạch marketing sẽ xây dựng dựa trên các nghiên cứu về thói quen, sở thích của khách hàng mục tiêu, chạy các chương trình ưu đãi, truyền tải thông điệp ấn tượng, tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, thu hút khách hàng.
Những bước trên đây sẽ là nền tảng cơ bản bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi quyết định mở nhà hàng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tự trả lời được câu hỏi “mở nhà hàng cần những gì?” và có thêm cho mình thật nhiều kinh nghiệm để bắt đầu với kế hoạch kinh doanh nhà hàng của mình nhé!
Chúc các bạn thành công.
* Sưu tầm.