Dự kiến đến năm 2030, dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người. Theo đó, tốc độ gia tăng dân số đang diễn ra nhanh hơn so với tốc độ sản xuất thực phẩm. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đang bắt đầu tìm kiếm và chế tạo những nguồn thực phẩm mới để cung cấp cho loài người. Trong 10 năm tới, những món ăn sau đây có thể sẽ xuất hiện trên bàn ăn của bạn.
1. Côn trùng
Một báo cáo từ năm 2013 của Tổ chức Lương thực Thế giới FAO cho thấy có đến 1900 loài côn trùng con người có thể tiêu thụ như ong, bướm, bọ cánh cứng, cào cào, dế, châu chấu… Trong côn trùng có chứa hàm lượng lớn protein ít béo, chất xơ và các khoáng chất khác. Vì vậy, đây sẽ nguồn thực phẩm thay thế tối ưu cho thịt động vật khác trong 10 năm tới.
Các loài côn trùng như ong, bọ cánh cứng, châu chấu…sẽ có thể nuôi sống hơn 2 tỷ người vào năm 2030
2. Thịt nuôi cấy
Theo các nghiên cứu đã công bố, ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến tạo ra lượng khí thải nhà kính tương đương với tổng lượng khí thải từ các phương tiện giao thông trên toàn thế giới. Nhằm ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu mà không giảm lượng tiêu thụ thịt, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp nuôi thịt trong phòng thí nghiệm và phát triển từ năm 2013.
Thịt được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ có vị tương tự thịt bò
Thịt được tạo ra bằng cách nuôi cấy tế bào gốc của bò. Các chuyên gia dự đoán trong vòng 10 – 20 năm tới, thịt nuôi cấy sẽ được bán trên thị trường với mức giá phải chăng và có vị như thịt bò xay.
Miếng thịt bò đầu tiên được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
3. Tảo
Là loài sinh vật phát triển nhanh nhất trên trái đất, tảo đã được trồng từ lâu ở nhiều quốc gia châu Á. Chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất, tảo sẽ là giải pháp cho “bài toán” khan hiếm lương thực của con người trong 20 năm tới. Các chuyên gia dự đoán nuôi tảo có thể trở thành ngành trồng trọt lớn nhất thế giới vì loài thực vật này có thể được trồng ở cả môi trường đại dương và nước ngọt.
Tảo có thể trở thành thực phẩm thay thế cho rau xanh
4. Thủy hải sản nuôi trồng
Hơn 3,5 tỷ dân số thế giới đang sinh sống nhờ vào nguồn thực phẩm từ đại dương và con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Với thành phần giàu protein và khoáng chất, thủy hải sản, đặc biệt là cá, được xem là thực phẩm thay thế cho thịt động vật khác như heo, bò, gà…
Cá là nguồn thực phẩm đang nuôi sống hơn 3.5 tỷ người
Để nguồn lương thực này không cạn kiệt, con người đã có chiến lược đánh bắt cá bền vững – chỉ đánh bắt cá trưởng thành và trả cá con trở lại biển để đảm bảo nguồn hải sản luôn phong phú và dồi dào. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay, có 35 quốc gia đạt sản lượng nuôi trồng nhiều hơn đánh bắt và một tin vui là hầu hết sản lượng cá đang được tiêu thụ đều đến từ việc nuôi trồng.
5. Thực phẩm biến đổi gen
Ngành công nghiệp thực phẩm đã được công bố, những biến đổi gen đầu tiên được tạo ra với mục đích tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng từ thập niên 1980. Đến những năm 1990, công nghệ này bắt đầu trở nên phổ biến và được thương mại hóa để cải thiện giống và chất lượng đầu ra thực phẩm.
Công nghệ biến đổi gen thường được áp dụng trên các loại rau củ quả
Hiện nay, biến đổi gen được ứng dụng trên nhiều sản phẩm, từ trái cây, cá cho đến thịt gia súc. Mỗi quy trình biến đổi gen luôn đòi hỏi phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo tất cả đều an toàn khi đến tay người tiêu dùng.
Như vậy, trong vòng 10 – 20 năm tới, côn trùng, thịt nuôi cấy, tảo, thủy hải sản nuôi trồng, thực phẩm biến đổi gen sẽ là những món ăn xuất hiện trên bàn ăn của bạn. Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của dân số toàn cầu, những xu hướng trên chính là “chìa khóa” cho bài toán lương thực tương lai.
* Sưu tầm