Vài năm trước, một nghiên cứu App Annie đã chỉ ra sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trên điện thoại di động. Thế hệ Gen Z bây giờ có thể dễ dàng sở hữu 1 chiếc điện thoại thông minh, chính vì một vài thói quen mua sắm cũ đã bị thay thế, bởi những hành vi khác có liên quan tới thiết bị di động, điển hinh như việc mức độ sử dụng các app non-gaming của Gen Z cao hơn 30% so với thế hệ trước.
Điều này dẫn đến sự thay đổi mục đích phát triển ứng dụng. Các nhà phát triển app bắt đầu cho ra đời nhiều ứng dụng Non-game hơn. Nói cách khác, thay vì là một phương tiện nghe gọi và giải trí như trước đây, giờ đây điện thoại di động đã trở thành công cụ mua hàng hoặc thanh toán vô cùng tiện lợi.
Năm 2018, người tiêu dùng đã chi 101 tỷ đô la với khoảng 194 tỷ lượt tải xuống. Đây quả thật là tin tốt cho các doanh nghiệp F&B. Không như những ngành công nghiệp khác, dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực tiềm năng để công nghệ có thể lấn sân vì sự cần thiết của nó đối với cuộc sống hằng ngày. Nếu người dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Y, Gen Z, cảm thấy thoải mái và đánh giá cao những trải nghiệm này, họ sẽ tiếp tục sử dụng.
Ngày càng có nhiều ứng dụng giải quyết các nhu cầu mua hàng, giao nhận và được đông đảo người dùng đón nhận, chứng tỏ các nhà phát triển app đang làm rất tốt. Sau nhiều năm thực hiện các chiến dịch Marketing, thói quen đặt hàng online đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng. Bạn muốn có một chiếc bánh hamburger nóng hổi? Hãy đặt ngay trên Grabfood, Now hay Baemin.
Trong đợt dịch nyaf, chi phí quảng cáo từ ngày 2 tháng 2 đến ngày 11 tháng 4 đạt tổng cộng 269 triệu đô la, giảm 5% so với năm 2019. Domino’s, nhưng các thương hiệu vốn nổi tiếng vì độ “chịu chơi” cho Marketing, đã tăng chi tiêu quảng cáo một cách khiêm tốn: 9,7% (tương đương 80,1 triệu đô la). Bên cạnh đó, các thương hiệu khác lại tăng chi tiêu hàng năm của họ lên gấp đôi, bao gồm Papa John’s, tăng 48,3%, GrubHub (31,8%), DoorDash (60,2%), Shipt (68,9%) và Papa Murphy (57,1%).
Tuy nhiên, trong báo cáo của Black Box Intelligence, mặc dù việc áp dụng giao hàng của bên thứ ba đã gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây nhưng doanh thu của các cửa hàng vẫn chủ yếu dựa qua các kênh offline như giao hàng trực tiếp hay bán hàng mang đi.
Theo thông tin ghi nhận được từ 4.000 người tiêu dùng, 80% đã chuyển sang các thương hiệu mà họ tin tưởng trong đại dịch khi họ mua hàng. Quá trình ra quyết định cũng trở tinh gọn hơn.
Đây là thời điểm lý tưởng để các nhà hàng bắt đầu tận dụng niềm tin mà khách hàng dành, và ngày càng quen thuộc với việc mua hàng qua ứng dụng. Chưa kể dạo gần đây, những tin tức về vấn đề tiêu cực trong việc giao hàng của bên thứ ba đang ngày càng nhiều. Điều này tạo cơ hội cho các nhà hàng phát triển 1 ứng dụng riêng của mình, mang đặc trưng và phong cách riêng của nhà hàng mình.
Công ty công nghệ Bluedot đã công bố một nghiên cứu có tên là “The State of What Feed Us” – một nghiên cứu về mức độ tác động của dịch bệnh lên hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng các ứng dụng để mua thực phẩm và nhu yếu phẩm. Nó đã thu hút 1.366 người tham gia. Điểm nổi bật chính trong nghiên cứu: Người tiêu dùng đang sử dụng ứng dụng để đặt mua từ các nhà hàng ngày càng nhiều, do các lo ngại về dịch bệnh và sự tiện lợi của dịch vụ này mang lại
“Hành vi và mong đợi của người tiêu dùng trong đại dịch đang ảnh hưởng một cách đáng kinh ngạc đến mô hình và cách thức vận hành của ngành F&B, không chỉ trong thời gian gần mà còn trong tương lai sắp tới.” -ông Emil Davityan, CEO và đồng sáng lập Bluedot, cho biết;
Theo thống kê của Bluedot:
- 77% người được phỏng vấn đang đặt thức ăn và yếu phẩm thông qua ứng dụng trên điện thoại
- 51% đã tải ít nhất một ứng dụng để đặt hàng qua mạng (chiếm nhiều nhất là ứng dụng của các cửa hàng thức ăn nhanh và siêu thị lớn).
- 42% cho biết rằng họ sử dụng ứng dụng thường xuyên hơn khi giãn cách xã hội được triển khai.
- 35% đặt hàng qua ứng dụng với số tiền như trước đây.
- 45% người dùng tải từ 2 ứng dụng trở lên.
- 80% người cảm thấy sợ hãi khi họ phải bước chân vào cửa hàng.
Chưa bao giờ yếu tố an toàn lại được coi trọng như hiện tại
53% người tiêu dùng đã tải và sử dụng nhiều ứng dụng hơn vì muốn hạn chế tiếp xúc với nhân viên. Ba trong số bốn người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến phương pháp phòng ngừa dịch bệnh của các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng và các cửa hàng khác, đặc biệt là người cao tuổi.
Tiết kiệm thời gian là động lực chính để 40% những người trung niên chọn sử dụng ứng dụng. Thuận tiện là một trong những tiêu chí thúc đẩy họ đến gần hơn với công nghệ. Mọi người đều không thích chờ đợi, không phải vì họ vội vã, mà vì họ cảm thấy bất an nếu đứng ở ngoài quá lâu. Trong thời kỳ dịch bệnh này, ra ngoài nơi công cộng thật sự khiến mọi người lo lắng.
Theo Bluedot, đề cập đến việc không có biện pháp nào là an toàn tuyệt đối. Vì thế, bất cứ động thái nào đảm bảo an toàn cho người mua hàng đều đáng được đánh giá cao
Dữ liệu theo thế hệ
Việc các ứng dụng tiện lợi thu hút Gen Z và thế hệ millennials là điều dễ hiểu. Hơn 60% người thuộc 2 thế hệ này đã tải xuống và sử dụng nhiều ứng dụng hơn vì dễ đặt hàng.
Trong sáu tháng qua, số lượng Millennials sử dụng ứng dụng giao hàng tăng gấp 3,5 lần so với thế hệ Boomers (thế hệ sinh từ năm 1946-1964).
- 46% thuộc thế hệ Millennials
- 13% thuộc thế hệ Boomers
Số lượng ứng dụng giúp đặt hàng món ăn được Millennials tải xuống gấp ba lần so với Boomers.
- 27 phần trăm thuộc Millennials
- 9 phần trăm thuộc Boomers
Giai đoạn hiện nay, là một giai đoạn đặc biệt với những biến động chưa từng có, đặt những người làm F&B phải chuyển mình để thích ứng tốt hơn: Người dùng hiện nay đang có xu hướng sử dụng các ứng dụng liên quan đến thức ăn nhiều gấp 3 lần các nhu yếu phẩm khác. Đây là một dữ liệu khá hay để các nhà đầu tư tham khảo và lựa chọn cho mình mình cách thích ứng phù hợp.
Sưu tầm