F&B khác ngành dịch vụ ở điểm nào?

  • 09/09/20 14:08

Hồi mình vừa ra trường, mình nhớ thằng bạn làm pha chế có hỏi: “Đố mày biết F&B là viết tắt của từ gì?”. Với 1 đứa ngu muội, học kế toán toàn con số nhảy nhảy như mình thì lúc đó chỉ biết đoán F là food còn B là gì thì mình chưa biết.Sau này khi đi làm việc nhiều rồi, mình mới được hiểu sương sương khái niệm F&B. Nhưng vì không phải người có nhiều chuyên môn, kiến thức nên việc nhầm lẫn giữa 2 khái niệm F&B và ngành dịch vụ vẫn khiến mình cảm thấy mông lung.Rồi mình quyết định đi hỏi han các anh chị trong ngành mà mình quen và tìm hiểu tài liệu để có thể hiểu thật rõ về 2 khái niệm này.Đầu tiên, mình có kiếm thông tin từ các trang nước ngoài để có thể hiểu nghĩa “nguyên bản” của khái niệm F&B.

  • F&B – viết đầy đủ là Food and Beverage, hiểu ra tiếng việt là “thức ăn và nước giải khát”. Nhưng mà một người bạn nước ngoài mình quen được thì lại nói với mình rằng: “Khi mày nói F&B, bọn tao sẽ nghĩ ngay đến nhà hàng, bởi vì trên thực tế, một nhà hàng gần như tồn tại dựa vào kinh doanh phục vụ thực phẩm và đồ uống”
  • Sự khác nhau giữa F&B và ngành dịch vụ?

    Nếu để phân biệt 2 khái niệm này thì theo mình cũng không dễ, tuy nhiên, cũng không phải là khó vì vẫn sẽ có những điểm mấu chốt cho mọi người nhận ra sự khác nhau.

    Thực tế, F&B mà mình tìm hiểu được thì nó chỉ là một phân hệ có trong ngành dịch vụ, đảm nhận vai trò cung cấp, giải quyết nhu cầu ăn uống của con người.

    Một số công việc liên quan mà mình được biết trong quá trình tìm hiểu giúp dễ hình dung hơn về ngành F&B này, có thể kể đến là:

    – Đầu bếp

    – Phụ bếp

    – Phục vụ

    – Đặt bàn

    – Lễ tân

    – Buồng phòng

    – Bán hàng

    – Nhân viên kho

    – Nhân viên thực phẩm

    Gần như đây là những công việc, bộ phận xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, trung tâm dịch vụ ăn uống.

    Còn về ngành dịch vụ thì sao? Dịch vụ bao quát hơn rất nhiều vì nó là lĩnh vực phục vụ bao gồm các ngành sản xuất (thuộc về quá trình lưu thông hàng hoá và phục vụ con người), trực tiếp thỏa mãn những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm cộng đồng khác nhau. Dựa vào đó có thể thấy rằng, dịch vụ không chỉ có dịch vụΩ sản xuất mà còn có trong lĩnh vực phi sản xuất.

    Ví dụ: dịch vụ cơ khí, dịch vụ nông nghiệp, … Cơ cấu các ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm:

    1/ Các dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp, …

    2/ Các dịch vụ tiêu dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao), …

    3/ Các dịch vụ công: gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể, …Ở cái tầm newbie thì mình chỉ có thể dựa vào những đặc điểm này để dễ dàng phân biệt hơn giữa F&B và ngành dịch vụ. Mình biết có thể bài viết sẽ nhận được nhiều “gạch đá” từ các anh chị trong ngành, tuy vậy mình vẫn muốn viết ra suy nghĩ, quan điểm và những gì mình tìm hiểu được để mong nhận được góp ý của các tiền bối đi trước.

Sưu tầm