Kinh Doanh Nhà Hàng Và NHững Góc Nhìn Tích Cực Giữa Làm Sóng Covid-19

  • 04/06/21 08:06

Trước diễn biến khó lường của làn sóng Covid19 lần thứ 4, ngành F&B nói chung và những người làm nhà hàng - cafe nói riêng bước vào thử thách khắc nghiệt nhất từ trước đến nay. Vấn đề "sống chung với dịch" vừa đảm bảo an toàn vừa phát triển được kinh tế được quan tâm. Song song với đó là Bộ y tế đã nỗ lực đàm phán để sớm tiếp cận được các nguồn vaccine, đảm bảo 150 triệu liều vaccine để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam

Trong bối cảnh đó, các chủ đầu tư đã và đang có ý định kinh doanh nhà hàng - cafe cần có những góc nhìn cụ thể cũng nhưu giải pháp chủ động phòng chống dịch Covid19. Cùng Goido tìm hiểu kỹ hơn những phân tích dưới đây nhằm chuẩn bị cho bước đêkm phát triển sau khi dịch kết thúc.

1. Tín hiệu lạc quan về vaccine Covid19 trong năm 2021

Mặc dù dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn, song đã có những tín hiệu lạc quan về Vaccine trên thế giới. 

Dich vụ nhà hàng -cafe trên thế giới bắt đầu khôi phục, nhiều nước châu Âu nới lỏng dãn cách xã hooik sau chương trình tiên chủng thực thi.

Tai Anh, dỡ bỏ các hạn chế phòng chống Covid19 tại vùng England từ ngày 17/5. Bên cạnh đó mở lại phục vụ trong các nhà hàng tại các quán pub, nhà hàng và các quán cafe.

Vaccine - chìa khóa kiểm soát và khống chế đại dịch ở Việt Nam

Sáng 29/5, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ " mở tất cả các cửa để có vaccin Covid 19". Việt Nam đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, với khoảng 150 triệu lieeuftieem đảm bảo miễn dịch cộng đồng với khoảng 60% - 75% dân số. Tại quyết định phân bổ vaccine Covid19 Vacccine AstraZeneca đợt 3 có gần 1,7 triệu liều cho 63 tỉnh thành phố.

Vì vậy, với khoảng 60-75% người có miễn dịch trong cộng đồng, chúng ta có thể đẩy lùi và kiểm soát được Covid19 trên toàn bộ quần thể. Tỉ lệ 20 % - 40% dân số còn lại sẽ hưởng lợi nhờ miễn dịch người khác đã có. Từ đó, có thể nói Vaccine là chìa khóa miễn dịch qua đó khống chế, kiểm soát dduwojcdichj covid19 dớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và phát triển kinh tế của đất nước.

2. Chủ đầu tư nắm bắt "cơ hội vàng"

- Dễ lựa chọn mặt bằng với chi phí rẻ:

Đây là cơ hội để chủ đầu tư lựa chọn nhiều mặt bằng hớn do hàng loạt nhà hàng, quán cafe đóng cửa trả mặt bằng. Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, dưới tác động của đại dịch, làn sóng tar mặt bằng diễn ra từ các khu phố vốn sầm uất và cao cấp tại quận 1 đến khu vực rìa trung tâm như quaajn7 thuộc TP.HCM

Tại những con đường có mặt bằng đắc địa của Tp. HCM như Phan Xích Long, Hai Bà Trưng,.. thông thwuongf phsi thuế mặt bằng ở khoảng 80 mét vuống sẽ có giá hơn 200 triệu đồng, nhưng ở thời điểm hiện tại được treo biển giảm 20-40% trong mùa dịch.

- Số lượng nhân sự nhiều hơn:

Hiện ước tính trên 80% nhân sự ngành dịch vụ ăn uống tại TPHCM đang nghỉ vệc không lương.

Ông Ngô Minh Vũ, quản lý nhà hàng Hachiban Ramen cho biết với yêu cầu mới, nhà hàng đã cho nhân viên tạm nghỉ trong thời gian dài. Do đó, các chủ đầu tư đã và đang có ý định kinh doanh nhà hàng- cafe sẽ có cơ hội tuyển dụng nhân sự có kỹ năng, kinh nghiệm cao và tâm huyết với nghề.

- Số lượng đối thủ giảm:

Tại Việt Nam, tính đến tháng 3/2021 khắp cả nước 540000 của hàng ăn uống, 22000 của hàng cafe và hơn 80000 nhà hàng được đầu tư và phát triển một các bài bản. Con số này vẫn đang giảm do tình hình dịch Covid19, vô hình chung đã giảm bớt số lượng đôi thủ cạnh tranh.

- Lượng khách hàng tăng nhanh sau dịch:

Theo khảo sát của Nielsen về ảnh hưởng của dịch Covid19 đến hành vi của người têu dùng thì hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé các của hàng. Bên cạnh đó, 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài.

Với việc gia tăng số người ăn uống tại nhà do dịch Covid 19 sẽ khiến tâm lý khách hàng chờ đợi hơn. Sau khi kết thúc dịch bệnh, nhu cầu ăn uống tụ tập bạn bè sẽ nhộn nhịp trở lại và dự đoán mạnh mẽ hơn bao gio hết.

3. Các giải pháp ngắn và dài hạn trong bối cảnh covid19 đang diễn ra

- Các giải pháp ngắn hạn ứng phó đại dịch:

Các chủ đầu tư cần đưa ra các kịch bản ứng phó phù hợp với quy mô kinh doanh. Tăng cường các biện pháp vệ sinh phòng dịch cho không gian nhà hàng. Tiết giảm tất cả cấc chi phí vận hành trong nhà hàng như điện, nước, gas,... và điều chỉnh khung giờ mở cửa. 

Tăng thêm các trương trình khuyến mãi vào thứ 7, chủ nhật giảm giá một số mặt hàng được khách hàng ưa chuộng. Bên cạnh đó, có thể đề nghị đối tác hỗ trợ giảm giá cho thuê mặt bằng trong tình trạng bất khả do dịch bệnh.

- Giải pháp dài hạn tạo ra sức bật hậu Covid19

Sau đại dịch, nhua ccafu và xu hướng tâm lý của khách hàng cũng thay đổi rõ rệt. Thực khách hướng tới những mô hình nhà hàng có phong cách ẩm thực độc đáo. Chính vì vậy, thiết kế không gian tăng trải nghiệm khách hàng đang được nhiều chủ đàu tư âm thầm thực hiện trong quá trình chống dịch. Đây chính là điểm hợp nhất tạo sức bật sau đại dịch kết thúc.

Tác động của dịch Covid19 sẽ là một phép thử "sức đề kháng" đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng- cafe. Để không bị tụt hậu lại phía sau, các doanh nghiệp cần bắt đầu hành động nâng cấp hệ thống không gian do thói quen người tiêu dùng thay đổi.

* Sưu tầm