Tôi vừa tham gia lễ kỹ niệm 10 năm thành lập nhà hàng cũ nơi tôi từng làm việc. 10 năm dường như chỉ là một cái chớp mắt thời gian, nhưng đối với 1 thương hiệu F&B thì 10 năm là cả một hành trình dài khi mà cứ mỗi năm trôi qua thì có tới 90% cửa hàng mới phải đóng cửa. Chứng kiến sự trưởng thành của 1 thương hiệu suốt 10 năm qua, cả với tư cách là nhân viên và khách hàng tôi đã học được rất nhiều điều về kinh doanh ẩm thực, mà tôi nghĩ không trường lớp nào có thế chỉ bạn. Tôi nghĩ rằng họ đã có những bước đi đúng, khi đã phát triển được 1 quán nhỏ trở thành 1 chuỗi lớn được giới chuyên môn cũng như khách hàng yêu thích.
Những điều tôi đã học được từ đây, không phải đúng cho tất cả các cửa hàng khác, nhưng tôi nghĩ đây sẽ là một Case Study đáng học hỏi về cách 1 thương hiệu F&B có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh ẩm thực khắc nghiệt này.
Đối xử với nhân viên như người thân trong gia đình
Tiền lương của nhân viên là một trong những khoản chi lớn nhất trong việc điều hành một nhà hàng. Đầu bếp và nhân viên phục vụ đều là “lính đánh thuê”. Điều này nghe có vẻ hơi khó chấp nhận, nhưng với kinh nghiệm 10 năm làm trong nghề này dạy cho tôi rằng; nhân sự trong ngành này biến động khó lương hơn bất cứ ngành nghề nào khác. Nhân viên ở những vị trí này sẵn sàng nhảy việc nếu tìm được một “cơ hội khác tốt hơn”.
Rõ ràng, khi nói tới ” một cơ hội khác tốt hơn” bao gồm cả hàm ý rằng mức thu nhập tốt hơn, nhưng có nhiều cách khác để giữ họ không chỉ bằng tiền. Khi nhân viên cảm thấy được đối xử như người trong gia đình họ sẽ đáp lại bằng lòng trung thành. Tôi thường đến sớm trong gần như mọi ca làm việc để có thời gian nói chuyện với chủ hoặc quản lý ca. Đôi khi, chỉ là một cách lấy lòng họ nhưng qua những buổi trò chuyện này tôi nhận ra rằng: việc thường xuyên trò chuyện về các chủ đề gia đình, thể thao hoặc những chương trình truyền hình chúng tôi đang xem. Những cuộc trò chuyện như vậy góp phần xây dựng mối quan hệ gắng kết giữa chủ với nhân viên mà tiền không thể mua được.
Chủ quán cũng phải làm việc
Chủ quán là người rõ hơn ai hết, bài toán thu – chi đau đầu đến mức nào. Có hàng trăm khoản phát sinh phải chi để duy trì một quán ăn như: phí sửa chữa, bảo trì, phí bôi trơn, phí phát sinh thêm nhân viên, …. tất cả khoản phí đó sẽ đi ra trực tiếp từ túi của họ. Vì vậy, nếu chủ quán không sẵn sàng tự cọ rửa nhà vệ sinh, dọn dẹp quán, thay bóng đèn; tự sữa chữa bàn ghế hỏng, … thì bạn sẽ thấy tiền của mình bay ra cửa sổ nhanh đến mức nào.
Chủ quán mỗi ngày đều phải đến thăm quán, quan sát nhân viên làm việc, kiểm tra kho, kiểm tra các thiết bị trong quán, nếu cái gì trong khả năng có thể tự làm được thì hãy tự làm vì hữu ích và tiết kiệm hơn, đó là sự thật không phải là đùa. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành cho quán mà còn tạo ý thức tự giác cho nhân viên trong quán của bạn, khi nhìn thấy người trả tiền cho mình hàng tháng cũng làm cả những công việc tầm thường nhất, chứ không chỉ biết chi tiền và chỉ tay 5 ngón thì không lý gì mình không thể làm những công việc đó.
Thật sự quan tâm đến khách hàng
Khi nói đến gia đình, điều đầu tiên bạn nghĩ đến ấm áp và thân mật, điều này có vẻ dễ dàng thực hiện đối với mô hình quán nhỏ, thân mật, nhưng bất kể quy mô quán ra sao thì đây vẫn là yếu tố sống còn đối với kinh doanh nhà hàng/ quán ăn. Bất cứ nhà hàng nào cũng có thể pha một ly cocktail lạ mắt và tự gọi mình là chuyên gia pha chế, nhưng khách không quay lại với chuyên gia pha chế. Một nhân viên pha chế luôn chào đón bạn ngay lập tức với một ly nước và mở đầu cho một cuộc trò chuyện thân mật – đây là điều khiến khách hàng quay lại hết lần này đến lần khác. Bài học ở đây là cách thức nhà hàng tiếp cận với khách hàng như: biết tên khách, tìm hiểu về họ như những người bạn, quan tâm đến cuộc sống của họ. Đó là điều khiến những người khách đến với quán của bạn đều đặn hàng tuần trong suốt 1 thập kỷ.
Sau tất cả thì bài học thành công mà tôi đã học được thật đơn giản là: Làm việc cùng nhau, nỗ lực của bản thân và quan tâm đến mọi người. Nó là một công thức không chỉ cho thành công của một doanh nghiêp, mà hơn cả thế, trước hết đó là công thức để trở thành một người tốt. Vâng, giới kinh doanh F&B cực kỳ cạnh tranh, và nhiều người không thể trụ lại. Chúng tôi dành hàng giờ đồng hồ để suy nghĩ những ý tưởng sáng tạo này, độc đáo nọ nhưng đôi khi những điều giản dị nhất lại là những điều ý nghĩa nhất.
Sưu tầm