Nhượng Quyền Nhà Hàng Trong Ngành F&B - Cơ Hội Hay Thách Thức?

  • 10/04/21 11:33

Trong danh sách các việc làm ngành công nghệ thực phẩm, kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực đầy tiềm năng với vô số cơ hội rộng mở. Tuy nhiên, việc sở hữu và vận hành một nhà hàng là một quá trình phức tạp và áp lực. Do đó, hoạt động nhượng quyền ra đời cho phép các doanh nhân kinh doanh nhà hàng mà không đòi hỏi quá nhiều về mức vốn và kinh nghiệm quản lý.
Liệu phân khúc nhượng quyền nhà hàng có thực sự “màu hồng” như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

1. Hoạt động nhượng quyền – nhu cầu tất yếu của thị trường

Sự ra đời của hoạt động nhượng quyền, được ví như một phần trong nhu cầu tất yếu của thị trường F&B. Đặc biệt, vai trò của xu hướng này càng nổi bật hơn khi xét trong phân khúc nhà hàng.

Từ phía người nhượng quyền

Nếu doanh nghiệp bạn là các nhà hàng lớn, có danh tiếng, giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngành hàng F&B, bạn sẽ có nhu cầu mở rộng sức ảnh hưởng của mình, tiếp cận những khách hàng mới, cũng như là phục vụ những khách hàng cũ một cách tận tình và chu đáo hơn.

Tuy nhiên, phí xây mới lại quá đắt, chưa kể bạn còn phải tốn rất nhiều chi phí biến đổi như thuê mặt bằng, thuê lao động,… Do đó, một cơ sở kinh doanh đã thành lập ổn định với đội ngũ lao động sẵn có sẽ là phương án tối ưu nhất với những doanh nghiệp đi theo con đường trên.

Từ phía người nhận quyền

Nếu bạn mới bước chân vào ngành F&B và đang vận hành một doanh nghiệp hoàn toàn “non trẻ”, hoạt động nhượng quyền là một lựa chọn nên cân nhắc. Nguồn lực hiện tại là mặt bằng và lao động sẵn có, tuy nhiên, danh tiếng và khách hàng là điều bạn đang thiếu.

Khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền, “bài toán” này sẽ có lời giải nhanh chóng. Giá trị cuối cùng khi tham gia vào mối quan hệ nhượng quyền là bạn đánh đổi chi phí để học được một quy trình hoạt động hoàn chỉnh, đồng thời tiếp cận được tệp khách hàng của một thương hiệu danh tiếng lâu năm đã tạo dựng nên.

Có thể nói, sự ra đời của hoạt động nhượng quyền là một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tồn tại hai mặt lợi ích. Nó có thể là giải pháp hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một hoạt động “chìa khóa trao tay” vì nhà hàng nhượng quyền có thể đạt được một số lợi ích so với các nhà hàng độc lập. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số nhược điểm nếu bạn muốn hoạt động tự do.

2. Những lợi ích của hoạt động nhượng quyền nhà hàng

Sở dĩ, trong rất nhiều cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm, hoạt động nhượng quyền vẫn phát triển mạnh mẽ là do nó sở hữu những lợi ích tuyệt vời dưới đây:

  • Tài chính: Khi tiếp cận các thương hiệu hoặc các tổ chức tài chính khác để tài trợ như một bên nhận quyền, các vấn đề về tài chính sẽ có rủi ro thấp hơn.
  • Kinh doanh tức thì: Bạn chẳng phải tốn quá nhiều thời gian để bắt đầu hoạt động của một nhà hàng khi nhận được hậu thuẫn từ đơn vị nhượng quyền.
  • Danh tiếng: Khi là một người nhận quyền, bạn không cần tốn quá nhiều chi phí quảng cáo, dễ dàng tiếp cận với khách hàng, cũng thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm nhân viên,… nhờ vào danh tiếng của người nhượng quyền.
  • Hỗ trợ nhượng quyền: Các doanh nghiệp nhượng quyền thường sẽ có trách nhiệm hỗ trợ người nhận quyền để họ có thể duy trì và vận hành hoạt động kinh doanh bình thường, bao gồm đào tạo, phần mềm tùy chỉnh, chiến dịch quảng cáo, tài liệu tiếp thị, cũng như hỗ trợ cá nhân, điện thoại và e-mail.
  • Mua theo nhóm: Do sức mua của một nhóm nhà hàng tăng lên, các sản phẩm thực phẩm và các vật tư khác có thể được mua ở mức giá tốt hơn nhiều so với các nhà hàng độc lập.
  • Khả năng chuyển lợi nhuận: Bởi vì bạn đang được hưởng lợi từ sự công nhận thương hiệu hiện có, nó có thể giúp bạn kiếm lợi nhuận nhanh hơn so với việc mở một nhà hàng độc lập.

3. Các thách thức chính

Nói như vậy, không có nghĩa là hoạt động nhượng quyền nhà hàng không tồn tại bất cập. Dưới đây là một số thách thức của hoạt động trên:

  • Chi phí: Bạn sẽ phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu khá cao liên quan đến việc mua nhượng quyền nhà hàng, đồng thời, phải duy trì mức trả tiền bản quyền định kỳ theo hợp đồng.
  • Nguyên tắc, thiếu tự do, sáng tạo: Có nhiều quy định và chính sách của thương hiệu nhượng quyền phải được tuân thủ. Bạn không thể tự do, sáng tạo và vận hành nhà hàng theo ý muốn của mình.
  • Thách thức về lao động: Hầu hết các nhà hàng nhượng quyền cần sử dụng một số lượng đáng kể nhân viên không có kỹ năng để tiến hành kinh doanh. Tuyển dụng và giữ đủ nhân viên có trình độ cao là thách thức lớn nhất trong bất kỳ mô hình nhượng quyền nhà hàng nào.
  • Lợi nhuận tương đối thấp: Lợi nhuận ròng của hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm thường không cao như các nhượng quyền liên quan đến dịch vụ khác

Trên đây là những lợi ích và thách thức của việc làm ngành công nghệ thực phẩm liên quan đến hoạt động nhượng quyền nhà hàng. Chúng tôi biết rằng, dù là mô hình kinh doanh nào cũng tồn tại hai mặt lợi ích và chi phí cơ hội. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đọc có thể mang lên bàn cân so sánh một cách khách quan nhất để có được những lựa chọn phù hợp trong quyết định kinh doanh liên quan đến hoạt động nhượng quyền trong ngành F&B.