Phố người Hàn tại Sài Gòn trở nên ảm đạm, xơ xác nhiều tháng qua bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà hàng ẩm thực đóng cửa hàng loạt, biển hiệu được tháo dỡ…
Không còn cảnh nhộn nhịp, sầm uất như hồi đầu năm, nhiều con phố vốn tập trung đông cộng đồng người Hàn Quốc ở phường Tân Phong (quận 7, TP.HCM) hiện giờ đìu hiu đến lạ.
Các cửa hàng ẩm thực, shop thời trang… vắng bóng người, nhiều biển hiệu chữ Hàn bị tháo dỡ, nhiều quán xá “đắp chiếu” đã lâu.
Người Hàn Quốc sống tập trung đông ở khu vực phường Tân Phong (quận 7), nên nhiều quán ăn, cửa hàng thời trang, tiệm làm đẹp… mọc lên ở nơi đây đều hướng đến đối tượng khách Hàn. Tuy nhiên vài tháng trở lại đây, nhiều con phố vốn sầm uất này trở nên ảm đạm đến không ngờ.
Từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhiều cửa hàng ở ‘phố Hàn’ trở nên ế ẩm, vắng khách. Thu nhập giảm, cộng với giá thuê mặt bằng cao khiến nhiều chủ cửa hàng phải đóng cửa, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng.
Một nhà hàng hải sản Hàn Quốc trên đường Phan Khiêm Ích (quận 7) đã đóng cửa, dán biển bám, cho thuê mặt bằng từ nhiều tuần nay.
Khung cảnh tan hoang tại nhiều nhà hàng ẩm thực ở khu phố Hàn.
Ạnh Nguyễn Hoàng Vũ, chủ một cửa hàng ẩm thực ở phố Hàn cho hay, phí thuê mặt bằng ở đây có nơi 3.000 – 4.000 USD/tháng. “Phí thuê mặt bằng quá cao, nhưng thu nhập thì chả có, chúng tối buộc phải cho thuê lại mặt bằng” – anh Vũ nói.
Không chỉ các cửa hàng ẩm thực đóng cửa, những dịch vụ đi kèm như bar, tiệm massage, dịch vụ làm đẹp… cũng phải lần lượt gỡ bảng hiệu, cửa đóng then cài.
Theo người dân ở đây, 70-80% lượng khách thường xuyên của các hàng quán khu này là cộng đồng người Hàn Quốc, trong khi phần lớn lao động người Hàn Quốc cũng như khách du lịch Hàn hiện chưa thể sang Việt Nam nên tình trạng ếm ẩm vẫn kéo dài.
Nhiều con đường như Cao Triều Phát, Gia Hưng 2, Gia Hưng 4, Pham Khiêm Ích,…trở nên heo hút bóng người. Bảng rao bán, cho thuê mặt bằng dễ dàng nhìn thấy ở nhiều nơi.
Nhiều cửa hàng đã gỡ bỏ bảng hiệu, đóng cửa kín.
Trong khi đó, một số khác thì sửa sang, cải tạo lại mặt bằng để chuyển đổi mục đích sử dụng, hoặc cho thuê lại.
Một quán cà phê trên đường Phạm Văn Nghi đang sửa lại quán trong thời gian vắng khánh.
Từng là những cửa hàng thời trang đông đúc, nhộn nhịp người qua lại, nhưng nơi đây đã khoá trái cửa, dán biển cho thuê mặt bằng.
Một nhà hàng trên đường Hưng Thái xếp bàn ghế trên vỉa hè, dùng bạt che tạm sau nhiều ngày ngừng hoạt động.
Người dân ở đây cho biết, hiện các nhà hàng chỉ đang hoạt động cầm chừng, số lượng cửa hàng ngừng hoạt động, trả mặt bằng có thể sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
SƯU TẦM