Starbucks; McDonald’s; Burger King, … đón đầu xu hướng sử dụng thịt chay

  • 17/06/20 10:29

Đại dịch COVID-19 và dịch tả heo châu Phi có thể thúc đẩy sự chấp nhận thịt thực vật của của đông đảo người tiêu dùng hiện nay. Ngoài ra, mức độ quan tâm của giới doanh nhân, đầu tư và tiêu dùng ở châu Á đối với protein thay thế cũng tăng dần.

Các doanh nghiệp trong mảng kinh doanh ăn uống đều nhất trí rằng mối lo của người tiêu dùng với an toàn thực phẩm và sức khỏe do đại dịch sẽ làm tăng triển vọng của các nhà sản xuất protein thực vật như thịt chay. Theo ghi nhận các chuỗi kinh doanh ăn uống lớn trên thế giới như McDonald’s; Burger King hay thâm chí thương hiệu cà phê Starbucks cũng đã và đang lên kế hoạch đưa thịt có nguồn gốc thực vật vào thực đơn của mình.

Impossible Foods và Beyond Meat là hai thương hiệu nổi bật nhất trong lĩnh vực sản xuất thịt có nguồn gốc từ thực vât. Theo đó, Beyond Meat sản xuất thịt từ nước, protein đậu, dầu canola ép, dầu dừa tinh chế, protein gạo và các hương liệu tự nhiên khác. Trong khi đó, thành phần thịt của Impossible Foods gồm nước, protein đậu, dầu dừa, dầu hướng dương khoai tây, đậu nành leghemoglobin và những hương liệu khác, cũng theo website chính thức của hãng.

Thịt chay tham gia vào các chuỗi F&B

Hai trong số những chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất thế giới đã đưa thịt chay vào trong menu của mình, và để tăng số lượng khách sử dụng bánh kẹp thịt chay các chuỗi đã giảm giá các khẩu phần ăn này.

Burger King thông báo họ sẽ đưa bánh kẹp thịt Impossible Whopper vào danh sách combo hai món với giá 6 USD – một dấu hiệu cho thấy chuỗi thức ăn nhanh này đang cố gắng tiếp cận nhiều khách hàng hơn với những lựa chọn phải chăng.

Burger King chỉ áp dụng mức giá 6 USD trong một khoảng thời gian nhất định, tại một số nhà hàng tham gia thử nghiệm, CNBC đưa tin.

Đối thủ lớn của Burger King là McDonald’s đã mở rộng thử nghiệm bánh kẹp thịt chay ở Canada do Beyond Meat cung cấp, đồng thời giảm giá bánh kẹp thịt xuống mức 5,99 CAD (thấp hơn 0,5 CAD so với giá cũ) để hu hút khách.

Hgunjvxczfaxrmjlqscizvd7vy

Bánh kẹp thịt Impossible Whopper do nhà hàng Burger King cung cấp

Ở một diễn biến khác nằm trong nỗ lực giảm một nửa lượng khí thải carbon mà họ tạo ra vào năm 2030, của thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới hiện nay, vừa qua, Starbucks đã bắt đầu cho thử nghiệm sản phẩm của Beyond Meat vào thực đơn của một số điểm bán hàng tại Trung Quốc.

McDonald’s; Burger King; Starbucks là một trong số nhiều tập đoàn lớn đưa thực phẩm chay vào thực đơn nhằm tăng mức độ bền vững môi trường trong bối cảnh mức độ quan tâm tới biến đổi khí hậu của người tiêu dùng đang tăng dần.

Triển vọng của thị trường thịt chay tại châu Á

Trong lúc hàng triệu nhà hàng ngừng hoạt động và nền kinh tế châu Á sa sút vì tác động của COVID-19, hai doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất thịt chay Impossible Foods và Beyond Meat lại nhận được những khoảng đầu tư khủng để thúc đẩy tăng trưởng, có thể thấy thị trường đang rất có lợi cho những doanh nghiệp phát triển thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Impossible Vs Beyond

Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, kéo theo những lo ngại về vấn an sức khỏe khiến người dùng ngày càng có xu hướng xử dụng nhiều đồ ăn có nguồn gốc từ thực vật. Đây là cơ hội cho những nhà sản xuất thịt chay

Ngày 16/3, Impossible Foods thông báo họ đã huy động thành công 500 triệu USD trong vòng gọi vốn Series F. Hàng loạt quĩ đầu tư châu Á – bao gồm Mirae Assets (Hàn Quốc), Horizon Ventures, Khosla Ventures, Temasek (Singapore) đã rót vốn.

Đến thời điểm hiện tại, Impossible Foods đã huy động 1,3 tỉ USD. Tỉ phú Lý Gia Thành là một trong những người góp vốn sớm nhất thông qua quĩ đầu tư của ông là Horizon Ventures.

Năm ngoái, Impossible Foods kí thỏa thuận hợp tác với tập đoàn chế biến thịt OSI (Mỹ) để giảm chi phí và mở rộng qui mô. OSI có nhà máy với diện tích hơn 348.000 m2 ở Trung Quốc. Nhà máy này sẽ giúp Impossible Foods tiết kiệm chi phí sản xuất ở châu Á. Công ty cũng xem xét khả năng lập một nhà máy ở trong hoặc bên ngoài Hong Kong.

Trong khi đó Beyond Meat, đối thủ lớn nhất của Impossible Food, đang tích cực mở rộng thị trường ở Trung Quốc khi mà trong tháng 4 vừa qua, Starbucks Trung Quốc thông báo họ sẽ đưa sản phẩm của Beyond Meat vào thực đơn. Tin đó khiến giá cổ phiếu Beyond Meat tăng tới 16% hôm 21/4.

Ethan Brown, giám đốc điều hành Beyond Meat, tuyên bố rằng công ty sẽ sản xuất ở châu Á vào cuối năm 2020, bất chấp tác động của dịch viêm phổi cấp COVID-19.

Thị trường thịt giả đã đạt doanh số 2,3 tỉ USD trong năm ngoái, và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Tính riêng thị trường châu Á tiêu thụ tới 44% tổng lượng thịt toàn cầu và mức tiêu thụ sẽ tăng thêm 70% vào năm 2050. ( Theo Nick Halla – chủ tịch Impossible Food khu vực Châu Á). Đây là những dấu hiệu cho thấy thị trường thịt chay sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới

 

Theo FnBVietnam