Trà sữa – mở mô hình nào thì thích hợp với tình hình của bạn?

  • 21/06/21 11:12

Muốn xác định rõ mục tiêu cuộc đời, bạn phải trả lời 3 câu hỏi sau:
- Bạn là ai, bạn có khả năng gì?
- Vốn liếng bạn có là gì?
- Mục đích sống, làm việc, kinh doanh của bạn là gì?”
Khi bạn trả lời được 3 câu hỏi trên, bạn sẽ biết mình muốn gì, phải làm gì.

Cũng tương tự như vậy, cùng một công việc bán trà sữa nhưng mỗi người do cách đặt ra mục tiêu kinh doanh của mình khác nhau mà cách thức họ dựng quán, setup menu, cách thức họ chọn địa điểm, cách thức họ kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Do đó, bạn phải biết bạn muốn gì, bạn là ai thì bạn mới có thể xác định được mô hình kinh doanh của bạn được.

Ở đây, GOIDO phân tích ra vài ví dụ điển hình phổ biến nhất cho các bạn tham khảo. Được sắp xếp theo thứ tự vốn và vị trí.

1. Trường hợp 1: Mẹ bìm sữa, muốn kinh doanh tại nhà, không tốn mặt bằng, không cần bán mỗi ngày, vui thì bán, buồn thì nghỉ. Việc mở trà sữa là việc phụ tăng thu nhập

Đối tượng khách hàng nên chọn: Các văn phòng, công ty gần nhà, các khách online trên các trang mạng xã hội, bạn bè, trường học gần nhà.

Giá, menu: Nên dao động từ 10.000 đến 20.000đ cao hơn không bán được. Các thức uống nên tập trung vào trà sữa và các món béo, ngọt, thạch nhà làm. Menu các món nên có liên quan mật thiết sao cho nguyên liệu chuẩn bị không quá 10 món để tránh có những món bán chậm hay hết hạn sử dụng.

Mô hình quán: Nên dành 1 góc nhà sạch sẽ, không có thú nuôi để làm 1 quầy bar nhỏ và bảo quản các mặt hàng cần bán tại góc đó.

2. Trường hợp 2: Các bạn trẻ start up. Không nhiều vốn, không có nhiều tiền hoạt động và muốn thử sức mình

Đối tượng khách hàng nên chọn: Khách vãng lai khu vui chơi, khu tập trung nhiều người, khu có nhiều giao thông qua lại.

Giá, menu: Nên giao động từ 15.000 đến 30.000đ cao hơn không bán được. Các thức uống nên tập trung vào các món pha nhanh, qui trình không phức tạp, dễ bảo quản, không cần phải sử dụng quá nhiều máy móc. Menu các món nên có liên quan sao cho nguyên liệu chuẩn bị không quá 10 món để tránh không có chỗ chứa nguyên liệu.

Mô hình quán: Nên thuê mặt tiền trước nhà khu sầm uất, sử dụng xe đẩy, để 1 góc mặt tiền nhưng có thể sử dụng điện nước của chủ nhà. Có thể chỉ bán vào chiều tối không cần bán ban ngày. Sử dụng bàn ghế cóc loại ngồi vỉa hè.

3. Trường hợp 3: Các bạn đang đi làm công ty lương cao, vốn kha khá nhưng chưa dám nghỉ việc, muốn chân trong, chân ngoài

Đối tượng khách hàng nên chọn: Nên nhượng quyền thương hiệu. Sẽ có người lo các việc cho bạn, bạn chỉ việc bỏ tiền thôi.

Giá, menu: Nên chọn thương hiệu có giá menu phù hợp với thu nhập dân cư nơi bạn muốn mở quán.

Mô hình quán: Tùy thương hiệu.

4. Trường hợp 4: Đại gia, muốn tạo dựng thương hiệu của chính mình từ con số 0

 

Đối tượng khách hàng nên chọn: Tùy vào bạn muốn chọn mô hình tạo dựng của mình là bình dân hay cao cấp mà tự quyết định đối tượng khách hàng mình nhắm đến.

Giá, menu: Tùy vào đối tượng khách hàng.

Mô hình quán: Tùy bạn lựa chọn.

5. Trường hợp 5: Bạn có 1 ít vốn, không phải đại gia nhưng cũng không phải nhỏ lẻ. Muốn mở quán đủ thu nhập không cần đi làm, có thể tự mình quản lý quán

Đối tượng khách hàng nên chọn: Học sinh , sinh viên, nhân viên văn phòng.

Giá, menu: Dao động từ 20.000 đến 40.000đ đừng rẻ hơn, cũng đừng mắc hơn. Menu nên thay đổi mới lạ hằng tháng. Mỗi tháng nên có đợt khuyến mãi mới, bắt kịp xu hướng nhưng đừng quá lao theo xu hướng. Menu không nên ít hơn 30 món, không nên nhiều hơn 60 món.

Mô hình quán: Mặt bằng chiều ngang phải lớn hơn 4 mét. Sâu phải lớn hơn 15 mét. Phía trước mặt tiền phải có chỗ đậu xe máy. Không nằm trên đường 1 chiều, không nằm cuối con lươn phân cách.

* Sưu tầm