Vì sao bạn kinh doanh nhà hàng thất bại?

  • 07/07/20 14:10

Tính đến năm 2016 cả nước có 540.000 đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, trong đó 430.000 cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản, tốc độ tăng trưởng luôn đạt 2 con số.

Những con số trên đã phần nào minh chứng cho một sức hấp dẫn của thị trường F&B, chính vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi thị trường F&B liên tục thu hút thương hiệu mới tham gia vào cuộc chơi đầy thú vị này.

Yêu cầu vốn kinh doanh thấp, không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn đặc thù như những ngành nghề khác, nên bất cứ ai cũng có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B. Tuy nhiên, cuộc chơi không dành cho tất cả, rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không không phải ai cũng thành công trong lĩnh vực F&B. 

Thiếu thông tin về thị trường

Thực hiện các chiến dịch nghiên cứu thị trường thường tốn kém kinh phí, và cần nguồn nhân lực nhất định. Chính vì vậy, rất nhiều thương hiệu mới với kinh phí hạn hẹp thường tìm cách cắt giảm bớt chi phí nghiên cứu thị trường ban đầu. Dù tiết kiệm được một khoản kinh phí nhất định, nhưng đây là việc làm hết sức nguy hiểm vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát kinh doanh của doanh nghiệp về lâu về dài. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải thừa nhận họ sai lầm khi không nghiên cứu thị trường trước khi chính thức đưa nhà hàng vào hoạt động. Những ý tưởng kinh doanh mới lạ, những thực đơn bắt mắt, được chăm chút và đặt rất nhiều kỳ vọng, nhanh chóng “chết yểu” vì….. không được thị trường chấp nhận.

Bỏ qua giai đoạn lập chiến lược

Một kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào ngay cả đổi với một doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm với các doanh nghiệp mới thì một kế hoạch rõ ràng, càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất về tình hình doanh nghiệp, tình hình thị trường. Nó là cần thiết để doanh nghiệp lập ngân sách, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giảm bớt căng thẳng trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Mặc dù tốn kha khá thời gian và tâm sức để thực hiện, (chính vì vậy mà nó hay bị bỏ qua) nhưng một kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, càng chăm chút sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro dẫn đến thất bại

 

Sai lầm trong thiết kế nhận diện thương hiệu

Chỉ có 10% các doanh nghiệp mới sẵn sàng chi tiêu cho việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ( bao gồm logo, biển hiệu, bao bì, và các ấn phẩm khác,..)  Trong khi các thương hiệu mới, không tiếc tiền chi cho phát triển sản phẩm, đầu tư quy trình nhưng lại tỏ ra dè dặt và thậm chí là khá “keo kiệt” chi cho các hoạt động liên quan đến thiết kế thương hiệu. Hãy nhớ rằng Logo, biển hiệu sẽ là những thứ gắn bó lâu dài với vòng đời phát triển của nhà hàng và 99,99% người tiêu dùng lần đầu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ mới thông qua ấn tượng thị giác ban đầu

Sai Lam Trong Kinh Doanh Nha Hang
90% các nhà khởi nghiệp không quan tâm tới thiết kế các sản phẩm nhận diện thương hiệu

Loay hoay cân bằng cán cân quy trình hay món ăn

Có một số doanh nghiệp khi mới bước vào con đường kinh doanh nhà hàng dành toàn bộ thời gian và tâm huyết để phát triển mô hình vận hành hoàn hảo mà bỏ qua việc phát triển thực đơn. Một số công ty khác lại dành thời gian chăm chút cho món ăn, mà bỏ qua  việc phát triển quy trình vận hành. Cả 2 yếu tố quy trình vận hành và thực đơn có liên hệ mật thiết với nhau và có vai trò như nhau, chính vì vậy bỏ qua mảng nào thì cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại cho doanh nghiệp.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

F&B là lĩnh vực khá đặc thù, các sản phẩm trước khi đến với tay khách hàng phải đảm bảo các quy tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm khác nhau. Tức là từng nguyên liệu cấu thành nên món ăn phải đảm bảo đạt những chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định. Quy trình xử lý, bảo quản thực phẩm cũng là điều mà những người kinh doanh trong ngành F&B phải quan tâm. Ví dụ: các thực phẩm dễ hỏng, nước uống pha chế hay thức ăn dùng trong ngày thì cần được xử lý như thế nào, bảo quản ra sao để giảm tỷ lệ hao hụt do hư hỏng

Câu chuyện thương hiệu

Thị trường F&B hiện nay thật khó để tìm thấy một “đại dương xanh” cho mình, gần như mọi ngóc ngách của thị trường đã có dấu chân của những thương hiệu đi trước. Các doanh nghiệp mới trong ngành F&B nếu không chứng minh được giá trị của cửa hàng mình là sự lựa chọn xứng đáng, có thể thay thế cho những cửa hàng cùng phân cấp, cùng lĩnh vực hiện có thì sẽ rất khó thuyết phục được khách hàng lựa chọn sử dụng. Ngay cả khi, những thương hiệu mới đã tìm được cách gây chú ý với khách hàng nó vẫn luôn có nguy cơ bị loại khỏi thị trường bởi những thương hiệu mới nổi khác.

Tóm lại, thị trường F&B rất hấp dẫn, nhưng tốc độ đào thải cũng là rất nhanh và mức độ cạnh tranh là vô cùng khắc nghiệt.  “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, các doanh nghiệp không nên chủ quan mà nên tìm hiểu kĩ về thị trường trước khi bắt đầu công việc kinh doanh để giảm bớt rủi ro

 

Sưu tầm